HỒ SƠ QUY TRÌNH CHUYỂN LÊN ĐẤT THỔ CƯ

- Rất nhiều người thắc mắc làm sao có thể xây dựng nhà hoặc chuyển mục đích lên thổ cư từ đất nông nghiệp. Thì hôm nay DHA CORP sẽ thông tin đến mọi người cần chuẩn bị gì và làm như thế nào để chuyển đổi mục đích  đất nông nghiệp trồng trọt đất phi nông nghiệp lên thổ cư đất ở, mọi người cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

Thủ tục chuẩn bị hồ sơ chuyển đất lên thổ cư:

đất vườn

Đất thổ cư được chia làm 2 loại, gồm:

+Đất thổ cư đô thị (ODT): Ngoài đặc điểm của đất thổ cư thông thường, ODT sẽ thuộc phạm vi các phường, thị trấn, các quận, thành phố, thị xã…

+Đất thổ cư nông thôn (ONT) thuộc địa giới hành chính là khu vực nông thôn và do xã quản lý.

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, UBND cấp huyện chỉ cho phép cá nhân, hộ gia đình chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở (đất thổ cư) nếu đáp ứng 02 điều kiện sau:

(1). Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2). Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Lưu ý: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được công khai, do đó người dân có thể tự mình kiểm tra hoặc hỏi ý kiến của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.

Như vậy, luật không quy định về điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất mà tùy thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Sau khi xác định rõ căn cứ cho chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư thì vấn đề được đặt ra hiện giờ đó là các thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất sang thổ cư, có thể kể đến như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ :

Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ :

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được giải quyết theo thẩm quyền.

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ (dựa vào căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất), nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Nộp tiền sử dụng đất :

Người sử dụng đất tiến hành nộp tiền theo thông báo nộp tiền đã đưa ra. Ví dụ, theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định, khi chuyển từ đất nông nghiệp (được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất) sang đất ở (đất thổ cư) thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp (tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). 

Bước 4: Nhận kết quả :

Người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất) hoặc không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế  –  xã hội khó khăn.

đất vườn

Hướng dẫn ghi thông tin chuyển mục đích sử dụng đất :

1. Ghi rõ tên UBND cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cụ thể:

- Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi là UBND cấp huyện nơi có đất

- Tổ chức có yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi là UBND cấp tỉnh nơi có đất.

2. Ghi rõ họ, tên cá nhân xin sử dụng đất/cá nhân đại diện cho hộ gia đình/cá nhân đại diện cho tổ chức; ghi thông tin về cá nhân (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu…); ghi thông tin về tổ chức (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức sự nghiệp/văn bản công nhận tổ chức tôn giáo/đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế…).

3. Ghi mục đích sử dụng đất sau khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất. 

Tiền sử dụng đất phải nộp khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo diện tích đất được chuyển mục đích sử dụng; mục đích sử dụng và giá đất tính theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất bất động sản quy định.

***Theo đó, tiền sử dụng đất mà gia đình phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng ví dụ chuyển 50m2 từ đất nôn nghiệp sang đất ở được tính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = tiền sử dụng đất theo giá đất ở  – tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp

= (50m2 x giá đất ở) – (50m2 x giá đất trồng cây lâu năm).

Nguyên tắc miễn, giảm tiền sử dụng đất:

Tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định:

“Điều 10. Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất thì chỉ được miễn hoặc giảm một lần trong trường hợp: Được Nhà nước giao đất để làm nhà ở hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang làm đất ở hoặc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

2. Trong hộ gia đình có nhiều thành viên thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng thành viên thành mức giảm chung của cả hộ, nhưng mức giảm tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp trong hạn mức giao đất ở.

3. Trong trường hợp người thuộc đối tượng được hưởng cả miễn và giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định này hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan thì được miễn tiền sử dụng đất; trường hợp người thuộc đối tượng được giảm tiền sử dụng đất nhưng có nhiều mức giảm khác nhau quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan thì được hưởng mức giảm cao nhất.

4. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định này chỉ được thực hiện trực tiếp với đối tượng được miễn, giảm và tính trên số tiền sử dụng đất phải nộp theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.

5. Người sử dụng đất chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất sau khi thực hiện các thủ tục để được miễn, giảm theo quy định”.

Tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định:

“Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất

Việc giảm tiền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP; một số nội dung tại Điều này được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới hải đảo và không thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) lần đầu hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất ở thì được giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở. Hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được giảm tiền sử dụng đất phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi có đất được cấp Giấy chứng nhận, được công nhận quyền sử dụng đất, được chuyển mục đích sử dụng đất”.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP được cơ quan nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không phải là đất ở (BHK) sang đất ở thì được giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở (quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP) tính trên số tiền sử dụng đất phải nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP.

Đồng thời, pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể đối tượng được giảm tiền sử dụng đất là “hộ gia đình” đồng bào dân tộc thiểu số khi được chuyển mục đích sử dụng.

các dự án tiềm năng nhất hiện nay:

  1. Hải Giang Merry Land tọa lạc tại Thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn , tỉnh Bình Định quy mô dự án gồm tòa khách sạn với 300 phòng, khu đất nền xây biệt thự có diện tích 240 - 350 m2, hơn 1.000 căn condotel từ 30 – 60 m2.

  2. Căn hộ Mt EastMark City tọa lạc mặt tiền Đường Trường Lưu, Phường Long Trường, Quận 9, TP Thủ Đức,cạnh bên sẽ có đường Trường Lưu, từ chợ Long Trường đến cổng của KDC Centana Điền Phúc Thành chỉ khoảng 900m, cách Vinhomes Grand Park Quận 9 chỉ 10 phút.

  3. Moonlight Centre Point toạ lạc tại số 9, đường tên lửa quận Bình Tân với 1300 căn hộ cao cấp do tập đoàn Hưng Thịnh triển khai.

  4. Panamera bảo lộc tọa lạc ngay đường Nguyễn Văn Cừ,Lộc Phú, TP. Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng,Cư dân sống tại Biệt thự Panamera Bảo Lộc , tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn không khí mát mẻ của vùng đất Tây Nguyên.

Đăng Ký Tư Vấn Quý khách hàng liên hệ trực tiếp hoặc điền vào Form

Bình luận

Bài viết liên quan
 
09757.09035